BLOG | 29 Th01 2024
Top 6 cách tư duy thiết kế trong thiết kế nội thất | Royal Space

1. Sáng tạo cần đi đôi với tư duy

“Ở điểm giao hoà của khoa học và nghệ thuật, các thiết kế hoàn mỹ được sinh ra.” – Robert Mathew. Đây là kim chỉ nam cho các nghệ sĩ thuộc thế hệ kế tiếp luôn ghi nhớ về tính chuyên môn, vừa có động lực sáng tạo một cách bền vững trong sự nghiệp của mình. Mặc dù vậy, sự cân bằng giữa yếu tố khoa học và yếu tố mỹ thuật rất khó có thể nhận ra trong các thiết kế truyền thông nhưng lại thể hiện rất rõ trong các thiết kế nội thất.

2. Điểm chạm trong thiết kế nội thất

Đi tìm điểm chạm giữa tư duy và cảm xúc là hành trình gian nan, đòi hỏi sự bền bỉ của người thiết kế nội thất. Trong chuyến hành trình ấy, rèn luyện kĩ năng chỉ mới là trạm dừng thứ nhất. Họ, sau đó phải tiếp tục học hỏi và trải nghiệm bằng tất cả các giác quan để dần nghiệm thấy sự chuyển mình của bản thân qua từng nét phác thảo – giờ đã trở nên có hồn và có chủ đích. Trạm dừng này, chính là tiền đề tạo nên dấu ấn cá nhân của họ trong các thiết kế sau này. Con đường đi đến trạm dừng tiếp theo là quãng thời gian họ thăng hoa sáng tạo, làm việc và cho ra đời những sản phẩm nội thất sáng tạo.
 

3. Đảm bảo tính công năng cho không gian

Nhà thiết kế phải đảm bảo được nhu cầu sử dụng của gia chủ/chủ đầu tư, nắm bắt nhu cầu khách hàng để từ đó tính toán công năng phù hợp. Các yếu tố của công năng bao gồm:
Chức năng của không gian: Xác định nhu cầu sử dụng không gian của khách hàng là làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí, ăn uống, thư giãn…
Trong mỗi thiết kế cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia chủ/chủ đầu tư tốt nhất với 2 yếu tố là không gian thoải mái, thuận tiện.
Các đồ dùng nội thất: Sử dụng đồ nội thất hiệu quả, phải phù hợp với diện tích căn phòng, cá tính gia chủ. Tùy từng loại không gian, mục đích và cá tính gia chủ mà chúng ta lựa chọn những đồ dùng nội thất phù hợp để tối ưu hóa công năng.
Sắp xếp: Sắp xếp bố trí là yếu tố góp phần tạo nên sự tối ưu hóa về công năng, nếu mọi thứ được sắp xếp khoa học, có sự liền mạch tạo sự nhịp nhàng giữa các mắt xích trong không gian của căn phòng sẽ tạo điều kiện cho mọi hoạt động, sinh hoạt trong gia đình được thuận lợi, hiệu quả.
Ánh sáng: Thiết kế nội thất cần đảm bảo lượng ánh sáng phù hợp cho căn phòng với 2 yếu tố: Đảm bảo về mặt thị giác cho người chủ và phù hợp theo chủ đề bày trí của gian phòng để tạo hiệu ứng chân thật cho không gian đó. Nếu đảm bảo được 2 điều này thì ánh sáng giúp ta làm nổi bật căn phòng và làm cho những điểm nhấn trong căn phòng trở nên sinh động lôi cuốn.

4. Tính thẩm mỹ

Thiết nội thất là một quá trình nghệ thuật xử lý không gian bên trong ngôi nhà. Là phần hồn bên trong tôn lên vẻ đẹp kiến trúc.
Tính thẩm mỹ được thể hiện thông qua cách xử lý không gian như yếu tố tỷ lệ, đường nét, khối màu sắc, chất liệu, ánh sáng. Tạo nên một không gian hoàn thiện, liền mạch. Do vậy trong chuyên gia thiết kế nội thất cần có tư duy thiết kế, có tính thẩm mỹ cao, nắm rõ các yếu tố về hình khối, màu sắc, vật liệu…

5. Tính bền vững và khoa học

Chuyên gia thiết kế nội thất cần cân nhắc, tính toán kỹ về vật liệu, việc lựa chọn đúng vật liệu còn tạo ra yếu tố về tính phù hợp về công năng,  kinh tế, sở thích, xu hướng.

6. Sáng tạo vs Đổi mới

Sáng tạo và đổi mới luôn cần song hành với nhau. Mọi ý tưởng trên bản vẽ cần được tính toán kỹ lưỡng đi kèm với ý tưởng mới mẻ cùng sự táo bạo đổi mới để áp vào thực tiễn của nhà thiết kế với gia chủ.

Từ sáng tạo tới đổi mới là cả 1 quá trình chuyển đổi với sự phân tích kỹ lưỡng để tạo nên tính khả thi cho sự sáng tạo trong quá trình thiết kế nội thất.