BLOG | 27 Th03 2022
INDOCHINE: PHONG CÁCH THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐẦY CẢM HỨNG | Royal Space

Phong cách thiết kế nội thất Indochine hay còn gọi là Đông Dương là bản giao hưởng văn hóa Tây – Á đầy mắc sắc. Chính những yếu tố lịch sử văn hoá đã thổi hồn vào kiến trúc nước nhà sự giản dị, đằm thắm riêng biệt không thể trộn lẫn

1. Lịch sử hình thành phong cách Indochine

Năm 1859, quân Pháp chiếm đóng thành Gia Định và mở đường cho việc thành lập Đông Dương. Tại thời điểm này, luật Cornett được thông qua, quy định về những quy tắc, quy hoạch và phát triển đô thị ở thời kỳ bấy giờ với mục đích biến những kỹ thuật xây dựng của phương Tây đương đại hài hòa, phù hợp với địa bàn cũng như khí hậu ở Việt Nam.

Một kiến trúc sư người Pháp và là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp có tên là Ernest Hébrard – ông được coi là cha đẻ của Phong cách Indochine nhờ cảm hứng vùng miền kết hợp vẻ đẹp tân cổ điển lẫn việc sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo những nguyên vật liệu cùng các kiến trúc Đông- Âu thời kỳ bấy giờ.

Phong cách này được các nhà chuyên môn hết lòng ca ngợi nhờ sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa yếu tố truyền thống của Đông- Âu và những công năng sử dụng hiện đại.

2. Sự kết hợp Tây – Ta

Yếu tố “Tây” trong phong cách Đông Dương

Các công trình kiến trúc, nhà ở được trang trí chủ đạo bằng phong cách này có thể thấy được điểm chung ở đường nét cứng rắn, chắc chắn với các cột đá gỗ cao lớn. Các tông màu kem, vàng, đỏ hoặc nâu trầm thể hiện được vẻ quý phái, lâu bền, sang trọng. Các vật dụng nội thất như đèn trần, giường, ghế sofa… vẫn được các kiến trúc sư sắp xếp tài tình đảm bảo tính tiện dụng và giữ nguyên vẻ đẹp phong cách Indochine.

Nét gần gũi, dung dị trong thiết kế. Có lẽ sự cuốn hút lại đến từ chất Phương Đông trong phong cách Indochine.

Vật liệu xây dựng được kết hợp thêm tre, nứa, gỗ… Tất cả đồ trang trí đều được làm thủ công bởi sự tài hoa của thợ lành nghề. Các hình tượng truyền thống đều tôn lên vẻ đẹp văn hóa dân gian. Các họa tiết kỷ hà, hoa lá, tượng phù điêu là những dấu ấn không trộn lẫn của phong cách Đông Dương. Sự giản dị, gần gũi thiên nhiên và văn hóa cổ truyền luôn là đặc trưng ấn tượng của kiến trúc Châu Á. Bản giao hưởng màu sắc chỉ hoàn thiện khi người sáng tạo kết hợp hài hòa hai yếu tố “Tây” và “Ta” để tôn lên vẻ đẹp chung.

Các công trình theo phong cách Indochine ở nước ta hiện nay vừa được đề cao bởi tính thẩm mỹ, độ bền vừa phù hợp với khí hậu và lối sống của người Việt.

3. Phong cách Indochine: Giàu cảm xúc và tính sáng tạo của thiết kế

Các thiết kế nội thất trong Indochine luôn đem đến giá trị hiệu hữu đầy cảm xúc và tính sáng tạo không ngừng cải thiện.

Vẻ đẹp của công trình toát ra từ những nguyên liệu tự nhiên, được chế tác công phu. Các chất liệu như đất nung, tre, nứa, phù điêu, tượng Champa được ưa chuộng. Bởi lẽ, thời đó quan niệm càng tự nhiên, càng được làm bằng tay của thợ tài hoa thì càng có giá trị.

Ngày nay các nhà thiết kế nội thất tài hoa đã biến tấu để đưa phong cách này vào nhà ở, khách sạn, homestay hay cả những căn hộ vốn có diện tích khiêm tốn.

Bằng sự khéo léo trong cách bố trí không gian và chọn lựa nội thất, không gian sẽ vừa sang trọng vừa gần gũi, thân quen. Ta chợt nhận ra, giá trị kết nối văn hóa Đông – Tây không phải là “sợi tơ hồng” duy nhất. Phong cách Indochine còn tạo nên cầu nối giữa các thế hệ vốn lớn lên trong nền văn hóa khác biệt, cùng thấu hiểu và kết nối với nhau qua niềm tự hào bản sắc.  

Nội thất phong cách Đông Dương là một phong cách mang vẻ đẹp đặc trưng. Vừa có vẻ đẹp truyền thống gần gũi của Việt Nam rất xưa; nhưng không hề lỗi thời; mà thấm đượm hơi thở của hiện đại để bắt kịp xu hướng.

Với những đặc trưng như vậy, không khó hiểu khi phong cách này càng ngày càng được ưa chuộng vì thế mà chúng ta càng dễ bắt gặp các không gian nội thất Indochine trong cuộc sống thường ngày